Bảo quản yến sào như thế nào để không bị mất chất? Hôm nay Yến Nhi Khánh Hoà sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo quản yến đúng chuẩn nhất nhé.
Bảo quản tổ yến thô chưa tinh chế, chưa nhặt lông
Để bảo quản các loại tổ yến sào, các bạn nên phân chia theo từng loại để có được chọn được những phương pháp đúng nhất và bảo quản được tổ yến trong thời gian tốt nhất. Đối với các loại tổ yến sào nguyên tổ:
Người dùng nên cất giữ tại nơi khô ráo, không nên những nơi cất giữ chố quá kín, nơi ẩm ướt có thể làm hỏng cho tổ yến sào
Khi bảo quản, không nên đặt nới có ánh sáng chiếu vào như cửa kính, ánh sáng của mặt trời có thể phá vỡ những cấu trúc và những thành phần dinh dưỡng của tổ yến.
Bảo quản tổ yến đã tinh chế, sau khi nhặt sạch lông và đã được sấy hoặc phô khô ráo
Đối với những tổ yến đã được làm sạch lông và phơi khô hoặc sấy khô thì việc bảo quản cũng giống như bảo quản tổ yến còn nguyên lông như ở trên. Tuy nhiên lưu ý một điều: Có một số khách hàng sẽ hỏi rằng, sao Yến ở trạng thái khô sẽ để được rất lâu đến tận 2 năm mà không cần bỏ tủ lạnh, sao Yến ngậm nước rồi thì không? Điều này dễ hiểu lắm, vì vi khuẩn hoạt động mạnh ở môi trường ẩm ướt. Ví dụ chuối sấy khô, mít khô, mực khô… các thực phẩm sấy khô luôn luôn kéo dài được thời gian bảo quản hơn khi ở nguyên trạng còn độ ẩm là điều bình thường phải không ạ? Tuy nhiên nếu tổ Yến của bạn bị tăng trọng, hoặc đã có những thành phần khác bám ngoài tổ Yến như tinh đường, tinh bột, lòng trắng trứng… thì bảo quản khô ráo sẽ vẫn bị mốc đổi màu và biến chất sợi Yến. Vì vậy hãy sử dụng những sản phẩm từ Yến Tứ Quý để có được những tổ yến chất lượng nhất nhé.
Bảo quản tổ yến sào làm sạch trong nhiều tháng
Để bảo quản các loại tổ yến sào đã sạch, các bạn cần bật quạt thổi cho yến thật khô, lựa chọn nhiệt độ sấy ở nhiệt độ vừa phải. Chú ý, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn làm khô tổ yến sào cho lò nướng, lò viba hoặc phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời để tránh làm mất dinh dưỡng có trong tổ yến sào.
Tổ yến sào sau khi được sấy khô nên bảo quản trong những loại túi nilong được hút chân không, bảo quản nới khô róa
Nếu bảo quản các loại tổ yến sào ở các loại tủ gỗ, két sắt, sau khi làm khô bọc hộp yến bằng nhiều lớp giấy báo, quấn kín bằng các loại băng dính, các bạn có thể bảo quản tổ yến sào qua nhiều năm mà không bị mất chất.
Việc bảo quản tổ yến yêu cầu phải đảm bảo yêu cầu giữ được chất dinh dưỡng và vị thơm ngon vốn có của tổ yến. Đồng thời, khi chế biến tổ yến lựa chọn sử dụng các loại nồi nấu chậm đa năng để chế biến tổ yến với các món ăn khác nhau cũng sẽ đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng không bị mất đi. Nên lựa chọn mua yến tại Yến Tứ Quý để đảm bảo yến vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng ở trạng thái tốt nhất.
Bảo quản tổ yến tươi
Yến sào tươi là loại yến sào sau khi được làm sạch lông nhờ quá trình ngâm nước sẽ nở ra thành yến tươi có mùi tanh đặc trưng nhẹ nhàng mà không phải mùi tanh lòng trắng trứng.
Sau khi bạn nhặt sạch lông yến, để cho yến ráo nước, sau đó đậy kín nắp để trong ngăn mát của tủ lạnh, với cách làm này bạn có thể bảo quản được tổ yến trong vòng 1 tuần mà không bị mất chất dinh dưỡng. Còn nếu muốn để lâu hơn thì bạn phải để yến thật khô rồi cho vào hộp kín và để vào ngăn mát của tủ lạnh.
Bảo quản yến hủ chưng sẵn
Tổ yến chưng sẵn có thể dùng ngăn lúc nóng hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh có thể dùng được trong 2 tuần. Nếu muốn bảo quản được lâu hơn thì có thể cho vào ngăn đá nhưng cũng nên sử dụng trước 1 tháng kể từ ngày sản xuất.
Cách chưng tổ yến đơn giản nhất
Bước 1 : Tổ Yến sau khi mua về:
Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chất ( xem phần hướng dẫn sơ chế ) trước khi qua bước 2.
Nếu là yến đã qua sơ chế ( yến đã làm sạch lông ), chúng ta nên ngâm yến vào nước khoảng 20ph rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.
Bước 2 : Cho tổ yến đã làm sạch vào một chén ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc. Đổ nước đầy chén. Quý khách chú ý không cho đường phèn vào chưng chung.
Bước 3 : Đặt chén (hay thố nhỏ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.
Bước 4 : Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất.
Bước 5 : Sau khi kiểm tra thấy yến sào đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người ), tắt lửa, sau đó tiến hành cho đường phèn vào. Dùng yến nóng hay để lạnh đều được , có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.
Leave A Comment