Tổ yến là gì – tác dụng của tổ yến – khi nào nên dùng tổ yến? Hôm nay Yến Nhi Khánh Hoà sẽ giải thích chi tiết mọi thông tin hữu ích liên quan đến yến cho các bạn hiểu rõ đúng về yến nhé.
Tổ yến là gì?
Yến sào (hay tổ yến) là tên một loại thực phẩm – dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Món súp yến sào được mệnh danh là “món trứng cá caviar của phương Đông”. Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất, ở Hongkong giá của một bát canh tổ yến khoảng 60 USD.
Tổ yến được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus (yến Hàng) và tổ chim yến đen Aerodramus maximus (yến Tổ đen) nhưng chỉ có loại tổ yến của yến Hàng là được biết đến dưới tên Yến Đảo trên thị trường. Do tính chất nguy hiểm và hạn chế số lượng đảo có thể khai thác nên loại yến sào này thường có giá cao nhất so với các loại yến sào khác trên thị trường. Tổ trắng và tổ màu hồng máu (yến Huyết) được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn.
Tổ yến là tổ của 1 loài chim yến hoang sống trong hang sâu hay dưới các vách đá. Từ xưa đến nay người ta xem tổ yến là món ăn bổ dưỡng và quý giá. “Tổ” còn có nghĩa là “sào” trong tiếng hoa, nên tổ yến còn gọi là yến sào.
Cũng giống như hầu hết các loài chim, trước khi sinh con, chim phải tìm nơi kín đáo, đủ điều kiện an toàn và khí hậu thuận lợi để làm tổ. Một số loài làm tổ bằng rơm, cây khô, lá, cỏ, riêng đặc biệt loài chim yến làm tổ bằng tuyến nước bọt của nó. Đó thật sự là điều kì diệu của thiên nhiên.
Tổ yến có hầu hết các vùng biển Nam Trung Bộ, và tập trung nhiều nhất ở biển Đảo Khánh Hòa. Nghề nuôi yến và khai thác tổ yến đã có từ xa xưa, nhưng chủ yếu là người dân nuôi ngoài các vùng biển, đảo. Ngày nay nghề nuôi yến đã và đang phát triển mạnh, người dân đã nuôi yến trong nhà, nhiều ở phổ biến ở thành phố Nha Trang và một số nơi khác như Cần Giờ, Tiền Giang…
Cách phân biệt tổ yến thật và giả
Tổ yến có tác dụng như thế nào?
1. Tác dụng chung của yến sào với cơ thể
Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công nghệ Sinh học, trong thành phần của yến sào chứa 18 loại acid amin trong đó có một số loại có hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Valine, Leucine,…
Hàm lượng acid Syalic chiếm 8,6% và Tyrosine có tác dụng làm phục hồi các tổn thương khi bị nhiễm độc, kích thích phát triển hồng cầu.
Nhiều kết quả gần đây cho thấy, việc sử dụng tổ yến với cơ thể nhiễm độc còn làm hạn chế mức độ sút cân, ổn định các chỉ tiêu về huyết học và giúp cơ thể phục hồi một cách nhanh chóng.
Trong yến sào còn chứa một khối lượng dồi dào các nguyên tố đa vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se,… đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như :
Giảm căng thẳng mệt mỏi;Tăng cường độ ẩm;Giảm nếp nhăn;Chống lão hóa;Giúp da mịn màng, săn chắc;Hỗ trợ việc cải thiện hệ hô hấp;Giảm huyết áp;Cải thiện chức năng tim;Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể;Tăng tuổi thọ con người;
2. Tác dụng của yến sào với trẻ em
Yến sào được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn làm thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Hàm lượng Ca, Fe, Cr trong tổ yến không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết mà còn kích thích tiêu hóa và phát triển xương.
Đối với các bé đang trong thời kỳ ăn dặm, đặc biệt là trẻ biếng ăn hay mắc các bệnh về phổi sử dụng yến sào là rất cần thiết bởi nó không chỉ cải thiện khả năng miễn dịch mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Đối với trẻ em đang ở độ tuổi đến trường, sử dụng món ăn này giúp làm tăng trí nhớ, ổn định thần kinh, giúp trẻ có tinh thần thoải mái để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
3. Tổ yến giúp tăng cường sinh lý nam giới
Bạn đã bao giờ thắc mắc nguyên nhân tại sao tổ yến lại được các vị vua chúa thời xưa ưa chuộng? Điều này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà bởi vì loại thực phẩm này thực sự bổ dưỡng cho phái mạnh.
Trong tổ yến chứa nhiều vi chất acid amin Menthionine giúp cơ thể săn chắc, đốt cháy mỡ thừa, giảm hấp thu chất béo trong thức ăn hàng ngày, vi chất này còn giúp cơ thể sản sinh chất cần thiết chống bệnh khớp thường gặp ở nam giới, bổ phổi, bổ huyết, phục hồi gan và chống lại các bệnh liên quan đến gan do dùng nhiều bia, rượu.
Ngoài ra, yến sào còn giúp phái mạnh tăng cường sinh lực và cải thiện trí nhớ.
4. Tác dụng của yến sào đối với người già
Như một quy luật của tạo hóa, càng về già sức khỏe càng yếu dần và hệ miễn dịch cũng theo đó mà suy giảm. Đối với người cao tuổi, việc hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Trong yến sào chứa acid amin như Histidine, Arginine,… có vai trò kích thích tiêu hóa, tăng sự hấp thu dưỡng chất ở đường ruột, phòng chống các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch và tiểu đường.
Bên cạnh đó, món ăn này còn giúp người già tăng cường chức năng thận và phổi, tăng cảm giác ngon miệng, giúp xương chắc khỏe và chống lão hóa cột sống.
5. Tác dụng của yến sào với phụ nữ mang thai
Ăn yến sào giúp phụ nữ mang thai giảm chứng tiền kinh giật, giảm âu lo, mệt mỏi, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đối với phụ nữ sau khi sinh, cơ thể còn thiếu nhiều dưỡng chất đặc biệt là Canxi và các chất khoáng, mặc dù không chứa nhiều Canxi nhưng với 1,75% Lysine trong tổ yến giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, chống lão hóa cột sống và giúp xương chắc khỏe.
Bên cạnh đó, trong thực phẩm này chứa 50% protein không béo và 1,99% Glysine giúp thai phụ phục hồi nhanh chóng sau khi sinh, giúp các chị em lấy lại sức vóc khỏe mạnh, làn da mịn màng.
Các thành phần của tổ yến
Khi phân tích các thành phần chứa trong tổ yến, các nhà khoa học phát hiện trong tổ yến chứa nhiều acit amin quan trọng, giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe con người.
-Glycine: 1,99%, có tác dụng tốt cho da
-Valine: 4,12% giúp mau lành tế bào cơ và tái tạo tế bào mới
-Leucine: 4,56%, giúp điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
-Isoleucine: 2,04 % giúp phục hồi nhanh sức khỏe
-Threonine: 2,69%, tăng cường hệ miễn dịch và giúp hấp thụ các dưỡng chất cho cơ thể
-Methionine: 0,46% hỗ trợ chống viêm khớp
-Proline: 5,27% tăng cường phục hồi các cơ, mô, và da
-Acid aspartic: 4,69%, giúp tăng trưởng tế bào.
-Phenylalanine: 4,5%, giúp bổ não, tăng trí nhớ
-Histidine: 2,09%, giúp cơ thể phát triển và tăng liên kết mô cơ bắp
-Lysine: 1,75% tăng khả năng hấp thụ Ca, giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống.
-tryptophan: 0,7% có tác dụng ngăn ngừa ung thư
-L-arginine:11,4% giúp cải thiện vấn đề sinh lý.
Phân loại tổ yến:
Nếu phân loại theo cách chế biến tổ yến, có 3 loại tổ yến phổ biến:
Tổ yến thô
Là loại tổ yến nguyên chất, vẫn còn lông chim yến bám vào, chưa qua quá trình chế biến nào. Tổ yến thô được thu hoạch trực tiếp từ nơi nuôi yến và bán ra thị trường. Sản phẩm này phù hợp cho người có thời gian, vì công đoạn làm sạch tổ yến để chế biến chiếm rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, người mua tổ yến này cũng rất yến tâm vì tinh nguyên chất của nó.
Tổ yến sơ chế
Tổ yến đã qua quá trình rút lông làm sạch. Yến sào Bát Trân chỉ sử dụng thủ công để thực hiện, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong quá trình sơ chế, do đó tổ yến sơ chế vẫn giữ được chất lượng nguyên chất của nó.
Tổ yến tinh chế
Khi khai thác tổ yến, rất dễ làm tổ yến bị vỡ, vụn. Những tổ yến vỡ này sẽ qua quá trình ngâm nở, làm sạch lông và chế biến thành tổ yến tinh chế. Do vậy, sản phẩm này rất phù hợp cho mọi người vì dễ sử dụng. Người mua chỉ cần làm sạch sơ, rồi chế biến mà không phải mất thời gian làm sạch như tổ yến sơ chế và tổ yến thô.
Phân loại theo hinh thức nuôi có 2 loại: tổ yến đảo, và tổ yến nhà
Tổ yến đảo được khai thác từ biển đảo
Tổ yến nhà được khai thác từ các nhà nuôi yến trong đất liền.
Khi nào nên dùng tổ yến để tẩm bổ?
Tổ yến có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp khí huyết lưu thông. Tuy nhiên, việc sử dụng loại sản phẩm đắt tiền này như thế nào là điều không phải ai cũng biết.
Tổ yến được hình thành như thế nào?
Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình) cho biết yến sào là tổ của chim yến đã chế biến theo tiêu chuẩn, quy cách quy định. Chúng là sản phẩm quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng xếp hàng bậc nhất hiện nay.
Con yến (có dáng dấp như chim én) sống ở các vách đá các đảo ven biển, ngón chân chúng có màng nên bơi được trên mặt nước, ăn những con cá con, côn trùng, sinh vật nhỏ trên biển. Ở Việt Nam, yến sinh sống tập trung từ Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Côn Đảo,…
Yến dùng nước dãi của mình để làm tổ dính trên thành vách đá cheo leo ven biển. Đầu tháng 4 hàng năm là thời điểm người dân thu hoạch tổ đầu tiên, mỗi năm thu hoạch 2 vụ vào tháng 4 và tháng 8.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, sản phẩm này quý hiếm là bởi chúng chỉ được lấy vào mùa cố định. Bên cạnh đó, nghề lấy tổ yến lại vất vả và nguy hiểm, có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Thợ săn không được làm giàn giáo cố định, hết mỗi ngày là phải tháo do chim yến thường đi kiếm ăn từ sáng sớm và không về trước 20h, nếu thấy những giàn giáo chúng sẽ hoảng sợ và không quay lại làm tổ tiếp.
Ở thị trường Việt Nam, yến sào Khánh Hòa, Nha Trang… là những thương hiệu nổi tiếng, có giá rất cao khoảng 50-60 triệu/kg.
Bên cạnh các sản phẩm được khai thác tự nhiên, hiện nay nhiều nhà đầu tư mô hình nuôi yến trong nhà ở các tỉnh như Cần Giờ, Tiền Giang, đảo Phú Quốc và các tỉnh ven biển, giá bán rẻ hơn, khoảng 30-40 triệu/kg.
Loại chim này được nuôi từ nguồn thức ăn từ thiên nhiên và bảo vệ trước các dịch có hại như nấm mốc, các loại bọ, chuột, gián… nên tổ thường rất sạch và không cần dùng những hóa chất tẩy rửa.
Yến sào nào quý nhất?
PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết tùy theo thời gian khai thác tổ yến, sản phẩm đem về được phân loại theo giá trị từ thấp đến cao, thành 3 loại:
– Mao yến (có khá nhiều lông và màu tro xám đen) là tổ làm lần đầu tiên để đẻ trứng, hình cong bán nguyệt, dài 6-10 cm, rộng 3-5 cm, mặt trong bám đá sợi xơ sần sùi, mặt ngoài cong xếp hình sóng lượn, chất cứng giòn, dễ gãy vỡ, chỗ gẫy trong như chất sừng. Một tổ nặng khoảng 10 g. Loại này kém giá trị.
– Bạch yến (hay quang yến): màu trắng tinh, trong suốt, thỉnh thoảng mới có lông lẫn vào, hình dáng lớn nhỏ như mao yến. Loại này làm tổ lần 2 sau khi yến bị lấy tổ lần đầu. Loại này phẩm chất rất tốt.
– Huyết yến: hình dáng, hình thức như bạch yến, chỉ khác ở điểm có một số sợi xơ màu tiết đỏ nâu. Người ta cho rằng do gấp quá nên yến mẹ nhả dãi không đủ, phải dốc toàn lực ra nên bị xuất huyết. Loại này rất quý và hiếm, đắt nhất.
Bên cạnh đó, nhiều người còn có thể dựa vào màu sắc để phân biệt các sản phẩm: yến thiên màu vàng ngà, trắng (loại 1), yến địa màu xám, xù xì, màu tro (loại 2), yến bài là tổ yến đang làm dang dở (loại 3).
Sử dụng như thế nào để phát huy tác dụng?
Vẫn theo PGS Trần Đáng, yến sào có tỷ lệ rất cao của các axit amin cần thiết như arginin, trytophan, histidin, cystin, tyrosin. Ngoài ra, sản phẩm này còn có chứa glucid, tro (gồm phốt pho, sắt, mangan, kẽm). Ngoài ra còn có axit sialique có tác dụng kích thích sự tăng sinh tế bào.
Lương y Hồng Minh cho biết yến sào vị ngọt, tính bình, tác động vào 2 kinh phế, vy. Do đó, chúng có tác dụng dưỡng nuôi phế âm, tiêu đờm, cầm ho và chữa các chứng bệnh lao lực, suy yếu, sốt do ho lao, hen suyễn, bổ huyết.
Sản phẩm còn được dùng để phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, người kém ăn, kém ngủ, làm vết thương chóng lành. Liều dùng từ 5-10 g (sắc uống) trước khi uống phải lọc qua vải thưa, gạn lông.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tổ yến tẩm bổ phải dựa trên thể trạng của từng người. Lương y Hồng Minh cho biết nhiều trường hợp do ăn không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều đã dẫn đến rối loạn tiêu hóa, béo phì.
Theo đó, người già, người bệnh nếu dùng yến đều đặn chỉ nên với liều lượng 70 ml/ngày. Bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, nếu muốn bồi bổ yến một cách đều đặn, lâu dài phải theo tư vấn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng đề phòng trường hợp biến chứng xảy ra.
“Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, trẻ sơ sinh, người có thể trạng đàm thấp, béo phì, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào. Khi dùng cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên thử từ từ vì có thể gây dị ứng cho bé”, lương y Hồng Minh khuyến cáo.
5 cách dùng tổ yến sai lầm, càng dùng càng hại sức khỏe
Từ xưa đến nay, những nguồn lợi tuyệt vời đến từ tổ yến là điều không ai có thể phủ nhận. Các bà nội trợ cũng đã và đang càng tích cực bổ sung tổ yến vào thực đơn của gia đình mình.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, việc dùng tổ yến tẩm bổphải dựa trên thể trạng của từng người. Rất nhiều trường hợp do ăn tổ yến không đúng cáchhoặc sử dụng quá nhiều đã dẫn đến rối loạn tiêu hóa, béo phì.
Sau đây là 5 sai lầm khi dùng tổ yến có thể gây hại sức khỏe:
1. Ăn tổ yến quá thường xuyên
Đây dường như là một trong những dễ thấy nhất trong nhiều gia đình Việt. Đa số người sử dụng tổ yến có suy nghĩ rằng vì tổ yến rất bổ dưỡng và nhiều công dụng, nên việc ăn tổ yến hàng ngày, thậm chí là nhiều lần một ngày sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn cho cơ thể. Điều này hoàn toàn không chính xác.sai lầm khi sử dụng tổ yến
Với những người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Song với những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa. Cách sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.
Theo các tài liệu về y khoa, người già và người bệnh chỉ nên ăn tổ yến từ 2-3 lần/tuần và khoảng 3gram cho mỗi lần.
2. Ăn tổ yến bất kể thời điểm trong ngày
Nhiều người cho rằng tổ yến có thể sử dụng bất kể bữa sáng, trưa, chiều, tối và thậm chí là bữa đêm đều sẽ mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm khi sử dụng tổ yến.
Mặc dù việc dùng tổ yến bất kỳ bữa nào trong ngày không gây hại cho cơ thể nhưng chọn thời điểm phù hợp để ăn sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng hấp thụ tối đa dưỡng chất của tổ yến. Tổ yến nên được sử dụng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Việc bổ sung tổ yến buổi sáng sớm khi bụng đói sẽ giúp bạn hấp thụ tốt và toàn bộ các dưỡng chất có trong chúng.
Còn dùng yến vào buổi tối trước khi đi ngủ, việc hấp thụ cũng sẽ dễ dàng hơn vì đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi.
Lưu ý không nên sử dụng tổ yến sau khi ăn no vì khả năng hấp thụ lúc no bụng là rất kém.
3. Dùng tổ yến tùy tiện
Có khá nhiều người coi yến sào như một phương thuốc và lầm tưởng rằng có thể sử dụng trong việc chữa bệnh. Điều này là một điều cực kỳ sai lầm. Hãy luôn nhớ rằng, yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều tác dụng, chúng được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng, chứ không phải là một phương thuốc đặc trị.
Khi sử dụng yến sào có người bệnh cũng nên chú ý một số điểm sau. Những người đang bị các bệnh: ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt, cơ thể gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu. Những người này đặc biệt không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm như tổ yến bởi nó sẽ dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
4. Chưng càng lâu càng ngon
Về việc chưng yến, tùy từng loại mà bạn chỉ nên giới hạn thời gian chưng yến từ 20-30 phút. Với lượng thời gian như vậy, tổ yến sẽ mềm, dai mà vẫn giữ được mức độ giòn ngon đúng điệu.
Nếu nấu quá lâu, các chất dinh dưỡng trong tổ yến có thể sẽ bị suy giảm, hơn thế yến sẽ bị nhão – ảnh hưởng đến trải nghiệm khi thưởng thức. Ngược lại nếu nấu quá gấp, yến chưa đủ độ cũng sẽ không ngon. Tốt nhất, bạn nên chế biến tổ yến với lửa vừa phải trong thời gian thích hợp sẽ đem lại hương vị và độ ngon vừa nhất.
5. Cho phụ nữ vừa mới sinh ăn tổ yến
Theo quan niệm truyền thống, tổ yến được cho là có nhiều lợi ích trong việc bồi bổ sức khỏe, giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Không chỉ giúp chị em mau hồi phục sau khi sinh mà tổ yến còn đem đến một làn da tươi sáng cho cả mẹ và bé, nhất là với những ai nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý rằng tổ yến là tốt cho phụ nữ giai đoạn ở cữ. Nhiều người phản đối việc ăn tổ yến sau khi sinh vì nó có tính hàn, trong khi các thực phẩm có tính nhiệt được cho là tốt hơn đối với phụ nữ mới sinh con. Theo quan niệm dân gian, thực phẩm có tính hàn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, tổ yến có dạng sợi và nếu không được xử lý kỹ lưỡng để loại bỏ các tạp chất như cành cây, lông chim yến,… sẽ có hại cho phụ nữ đang trong giai đoạn hồi phục sau khi sinh.
Song tùy thể trạng mỗi người mà nên hay không nên dùng ngay sau khi sinh. Lời khuyên chung cho các bà mẹ mới sinh là nên bắt đầu sử dụng yến vào khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh.
Cách chọn mua tổ yến thật
Nguyên tắc chung để lựa chọn các tổ yến thô (yến chưa làm sạch – còn lông): Tổ yến già – Sợi yến nổi rõ, sạch, ít tạp chất và lông bám trên tổ yến:
Bạch yến: Có màu sắc trắng vàng đến vàng sậm.
Hồng yến: Từ cam nhạt đến cam đậm, màu sắc tự nhiên.
Yến huyết: Từ màu đỏ nhạt đến đỏ đậm. Khi ngâm vào nước, nước ngâm yến không đổi màu. Không bị mất màu khi chưng nấu.
Bạch yến
Bạch yến đảo: có hình dạng nhỏ, cum tròn, phần chân tổ yến rất cứng – chắc chắn và không bằng phẳng.
Khi cầm tổ yến đảo thường có mùi tanh nồng nhẹ của biển. Tuy nhiên, nếu tổ yến đảo được để trần trong môi trường bên ngoài (tức là không được bảo quản trong hộp kín) thì mùi tanh này sẽ mất đi, hầu như không ngửi thấy mùi tanh nồng này nữa. So với tổ yến nhà cùng độ tuổi, sợi yến đảo thường dai hơn, sợi yến nhà thường giòn hơn.
Bạch yến nhà: Là những tổ yến được hình thành trên các “hang nhân tạo”, chim yến vẫn phải tự đi kiếm ăn trong môi trường bên ngoài tự nhiên và thường có phần tiếp giáp khá to và bằng phẳng.
So với các tổ yến đảo, loại bạch yến nhà có bề mặt phẳng hơn.
Khi ngâm mềm tổ yến, các sợi yến ngậm nước sẽ nở và rời ra chứ không hề bị tan đi.
Hồng yến
Màu cam tự nhiên.
Huyết yến
Màu yến rất tự nhiên, vân yến nổi rõ.
Do thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt nên những tổ yến đảo thường có bề mặt sần sùi, tổ càng sần sùi – có màu sắc càng vàng đậm thì tổ càng già.
Khi ngâm yến để làm sạch: nước ngâm không đổi màu, và yến vẫn giữ đúng màu sắc sau chế biến chưng nấu.
Yến thật có mùi mốc đặc trưng khi để nguyên tổ, khi đun sôi có mùi tanh đặc trưng còn gọi là mùi Yến sào. Khi đun sợi nở, không tan và không nhão. Tùy theo độ tuổi của yến sẽ cho sợi dai theo độ tuổi của tổ. Trên thị trường hiện nay thì tổ yến già thường có giá thành phẩm cao hơn vì sợi to và dai hơn khi ăn. Còn đối với yến giả thì lại có mùi tanh của cá, mực… thậm chí có tổ có mùi chất tẩy trắng. Khi đun sôi sợi nhão và tan ra vì có cấu trúc là tinh bột.
Leave A Comment