Yến Sào kỵ gì và trẻ bị sốt có nên ăn yến sào hay không đó là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm gửi về cho chúng tôi. Hôm nay Yến Nhi sẽ giải đáp thắc mắc này cụ thể và dễ hiểu nhất cho các bậc phụ huynh khi cho con em dùng yến sào.

Yến sào kiêng kỵ gì?

Yến sào là sản phẩm tự nhiên được làm từ nước bọt của chim yến. Mang đặc trưng của chất gel giàu dinh dưỡng, yến sào được nhiều nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng, y dược học đánh giá cao về thành phần, công dụng với sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên khi có nhu cầu sử dụng yến sào, người tiêu dùng cũng nên chú ý đến một số trường hợp để tránh tác động xấu.

Cụ thể theo Đông y, Yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng tốt vào các kinh phế và vị, hiệu quả dưỡng âm bổ phế, tiêu đàm, trừ ho , định suyễn. Những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt,… thì không nên sử dụng bởi cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa rất kém, ăn nhiều vừa lãng phí lại khiến bệnh phát triển nặng thêm.

Ngoài những trường hợp liên quan đến thể trạng cơ thể trên, đối tượng trẻ em dưới 7 tháng tuổi cũng không nên dùng yến sào do lúc này hệ tiêu hóa hấp thụ của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, chưa đủ cứng cáp để tiêu thụ loại thực phẩm có thành phần bổ dưỡng này. Tốt hơn hết các bậc phụ huynh nên chú ý cho trẻ sử dụng nước yến sào thay vì dùng yến nguyên tổ.

Tóm lại, những trường hợp sau đây không nên sử dụng hoặc thận trọng khi sử dụng yến sào:

Những trường hợp không nên dùng yến sào

Những người cảm mạo, sốt nhức đầu, đau bụng do lạnh hoặc đầy bụng, ho nhiều đàm loãng.
Những người có triệu chứng viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm tiết niệu, sốt thực nhiệt không nên dùng yến sào.
Những người gầy yếu, cơ thể xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu, không hấp thu được thực phẩm, dưỡng chất.
Người suy dương, tiểu lỏng, nước tiểu trong cũng không nên dùng tổ yến sào.
Trẻ em dưới 07 tháng tuổi.
Trẻ bị sốt không nên ăn yến sào.

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng yến sào

1. Không biết tổ yến có thể giúp giảm bớt bệnh viêm xoang không ạ? Chị tôi ở nhà rất hay bị dị ứng mỗi khi thời tiết thay đổi, dự định là mua tổ yến về sử dụng thử vì có người chỉ.

Trong Tổ yến có chứa thành phần acid amin tyrosine (3,5%), đây là thành phần giúp giảm triệu chứng dị ứng nên có thể sử dụng tổ yến để bổ sung giúp giảm bớt bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, không nên sử dụng tổ yến để thay thế thuốc khi bệnh vì không thể giảm ngay triệu chứng, chỉ dùng như sản phẩm bổ trợ thêm, vừa tăng cường sức đề kháng, vừa hạn chế nguy cơ dị ứng.

2. Nghe nói dùng yến thường xuyên cũng có thể giúp da mịn và đẹp hơn phải không

Yến từ ngàn xưa đã được các vua chúa, hậu cung sử dụng như một loại thực phẩm giúp làm đẹp da. Ngày nay, khoa học đã chứng minh trong yến có các loại acid amin, trong đó có threonin và proline, thành phần acid amin chính hình thành collagen, chất giúp làn da mịn và đẹp. Do vậy, nên dùng yến thường xuyên để có một làn da, đẹp mịn màng.

3. Yến nếu dùng nhiều thì có nóng trong người không ạ? Do mình thấy những đồ bổ dưỡng thường gây nóng?

Yến sào theo đông y có vị ngọt, tính bình nên không gây nóng trong người. Tuy nhiên, do là thực phẩm giàu đạm nên bạn không nên dùng nhiều một lần sẽ gây khó tiêu (dùng dưới 1 tai/lần đối với người lớn).

4. Tôi đang ăn kiêng thì có thể sử dụng yến được không? Ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Trừ những người mắc bệnh gout phải sử dụng theo lời khuyên của bác sỹ, có thể sử dụng yến được vì trong yến chủ yếu là chất đạm (50-56%), hoàn toàn không chứa chất béo. Chị có thể thay thế loại đường phèn bằng các loại đường ăn kiêng có bán tại các hiệu thuốc.
Ăn yến có thể bất cứ lúc nào trong ngày, trừ trẻ em không nên làm ảnh hưởng đến bữa chính của trẻ, nhất là sữa. Dùng buổi sáng trước khi đi học, đi làm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp bạn có 1 ngày làm việc nhiều sinh khí và năng lượng và giữ cho khuôn mặt luôn tươi tắn.

5. Bạn mình là người ăn chay trường, dạo này sức khỏe yếu, mình định sẽ mua yến tặng, nhưng không biết yến thì người ăn chay có thể dùng được không?

Tổ yến là từ nước dãi chim yến kết thành, nên tuỳ quan niệm ăn chay của bạn của bạn. Có người ăn chay hoàn toàn không ăn sản phẩm từ động vật; tuy nhiên có trường phái ăn chay có thể ăn sản phẩm từ động vật mà không có máu như sữa, trứng. Nếu bạn của bạn thuộc trường phái ăn chay thứ hai thì có thể dùng yến.

6. Cho mình hỏi nếu bị tiểu đường có dùng tổ yến được không?

Bị tiểu đường vẫn có thể dùng yến. Tuy nhiên, nếu dùng yến tổ thì hạn chế chưng với đường phèn và các thực phẩm khác có tinh bột (như hạt sen). Chị có thể thay thế loại đường phèn bằng các loại đường ăn kiêng có bán tại các hiệu thuốc.

7. Cho mình hỏi nhà mình có người bệnh mới phẫu thuật xong, mình định mua tổ yến về nấu để bồi dưỡng cho mau lấy lại sức. Nhưng không biết người mới phẫu thuật dậy thì ăn yến có được không?

Một trong những công dụng chính của yến là giúp bồi bổ sức khoẻ và tăng cường sức đề kháng, rất thích hợp dùng cho những người mới ốm dậy cần lấy lại sức. Các nguyên tố khoáng và khoáng vi lượng acid amin có trong yến đóng vai trò rất hiệu quả trong việc tái tạo tế bào, máu và hồng cầu, tăng chuyển hóa nên đặc biệt tốt giúp nhanh hồi phục cho các bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân mới phẫu thuật. Tuy nhiên, lưu ý trường hợp phẫu thuật liên quan đến đường ruột thì không ăn với liều lượng nhiều (hơn 1/2 tai/lần) để tránh bị khó tiêu do đường ruột chưa ổn định.

8. Mình muốn mua yến tặng cho người lớn tuổi, thì không biết là nên mua yến tổ hay yến chế biến sẵn thì tốt cho người lớn tuổi hơn?

Bạn có thể mua loại yến tổ hay yến chế biến sẵn đóng lọ cho người lớn tuổi đều được. Loại chế biến sẵn rất tiện lợi cho người lớn tuổi vì dùng được ngay.Tuy nhiên, trường hợp người lớn tuổi đang có sức khoẻ yếu thì nên sử dụng lượng yến nhiều hơn bằng cách mua yến tổ về chưng. Tùy ngân sách và tình trạng sức khỏe có thể dùng từ 1/4 tai đến 1 tai/lần; từ 1 đến 3 lần mỗi tuần. Có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như hạt sen, bạch quả hay đậu xanh. Các nguyên liệu nên đưa vào hấp hoặc nấu trước cho gần chín rồi dùng dùng cả nước và hạt hấp chung với yến và đường phèn, ăn sẽ rất thơm ngon.

9. Mình hay nghe mọi người nói liều lượng yến sử dụng đơn vị là “tai yến”, vậy không biết 1 “tai yến” có phải là 1 tổ yến không? hay tai yến được tính là bằng bao nhiêu phần của tổ yến?

Tai yến là tên gọi địa phương (nhất là ở khu vực miền Trung) tức là tổ yến. 1 tai yến hay 1 tổ yến có nghĩa như nhau.Thông thường 1 tai yến có trọng lượng từ 10-14gr/tai.

10. Tổ yến nếu dùng ngày một thì có sao không? Nếu được thì liều lượng như thế nào sẽ hợp lý?

Tổ yến có thể dùng ngày một hoặc dùng cách ngày. Đối với yến tổ thì dùng ít hơn 1/4 tai mỗi ngày đều được tùy thể trạng và độ tuổi người sử dụng yến.

11. Theo mình được biết, tổ yến có rất nhiều loại. Trường hợp mình hơi thừa cân thì dùng loại nào là tốt nhất?

Trong yến chủ yếu là thành phần đạm (chiếm 50-56%), hoàn toàn không có chất béo. Yến giúp bạn cung cấp đủ năng lượng, nên nếu dùng yến với liều lượng vừa đủ và giảm các thức ăn có nhiều bột (vd cơm) và chất béo thì sẽ giúp bạn giảm cân. Bạn có thể dùng loại nào cũng được. Không nên chưng yến với nhiều đường hoặc thay thế đường bằng loại đường ăn kiêng có bán tại các hiệu thuốc.

12. Dùng tổ yến nhiều có sao không ạ?

Phân tích thành phần tổ yến cho thấy có nhiều đạm (chiếm 50-56%) với nhiều acid amin tự nhiên thiết yếu, tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hoá của cơ thể. Thành phần có giá trị nhất trong yến sào là các chất chức năng, có tác dụng làm gia tăng việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong tế bào và hỗ trợ cho việc chuyển hoá của cơ thể. Chính các chất chức năng này giúp cho các chất dinh dưỡng trong yến sào được sử dụng hoàn toàn hơn, nhanh hơn để cung cấp năng lượng và tạo sự hung phấn khoẻ khoắn của cơ thể tốt hơn so với các nguồn thực phẩm khác không có chất chức năng.
Yến là thực phẩm nên có thể dùng yến như 1 loại thực phẩm. Tuy nhiên do dinh dưỡng cao và giá trị cao (đắt tiền), nên dùng yến như món ăn bổ sung từ 1-2 lần/tuần, mỗi lần 1/4 – 1/2 tai;
Riêng những người mới ốm dậy, cơ thể suy kiệt người cao tuổi ăn uống kém, hoạt động nội tiết kém hơn, dễ bị lạnh, hay buồn ngủ mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược, kém ăn mất ngủ có thể dùng nhiều hơn, 1/2 tai/lần mỗi ngày, duy trì 1 tháng rồi giảm lại như liều dùng bình thường.

13. Em mình được tặng tổ yến nên cũng hay dùng, chia ra đều đặn 1 tuần nấu yến ăn 3 lần. Nhưng thời gian gần đây thì đang bị bệnh về tiêu hóa, không biết là có nên dùng yến thường xuyên như trước nữa không? Hay phải đợi hết bệnh thì mới dùng yến lại đều được.

Bạn không nói rõ bệnh về tiêu hoá là bệnh gì nên cũng khó có thể nói đợi hết bệnh mới ăn lại đều đặn hay không?! Do yến có nhiều đạm (54%) nên trường hợp bị rối loạn tiêu hoá, bạn nên hạn chế ăn vì sợ khó tiêu (hoặc dùng ít, bỏ thêm vài lát gừng giúp làm ấm bụng, kích thích tiêu hoá, dễ tiêu).

14. Đối với người lớn trong độ tuổi từ 30 trở lên thì dùng yến với liều lượng thế nào thì tốt nhất ạ?

Đối với người lớn trên 30 tuổi, nếu không có vấn đề gì về sức khoẻ, có thể ăn duy trì 1-2 lần/tuần, mỗi lần 1/4 – 1/2 tai. Người bệnh trong giai đoạn phục hồi, người ốm yếu suy kiệt, người cao tuổi ăn uống kém, hoạt động nội tiết kém hơn, dễ bị lạnh, hay buồn ngủ mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược, kém ăn mất ngủ… có thể dùng yến sào hàng ngày, ½ tai-1 tai/lần, có thể kéo dài một tháng và lặp lại khi có nhu cầu.

15. Cho mình hỏi dùng tổ yến khi nào là tốt nhất ạ?

Yến nên ăn trước khi đi ngủ hoặc dùng buổi sáng trước khi đi học, đi làm, sẽ giúp bạn có 1 ngày làm việc nhiều sinh khí và năng lượng.

16. Khi mua tổ yến về, nên chế biến theo phương pháp nào để có thể giữ được tốt nhất và đầy đủ nhất dinh dưỡng trong tổ yến?

Cách chế biến phổ biến hiện nay là yến sau khi được ngâm nở, làm sạch được chưng cách thuỷ với lửa nhỏ. Khi nấu với lượng lớn thì có thể không chưng cách thuỷ mà nấu trực tiếp với nước, bổ sung với các thành phần khác. Tổ yến làm từ những sợi yến mỏng, thành phần chính là protein và acid amin nên nếu nấu với lửa cao, hoặc trong môi trường acid (như nấu với các thành phần chua) sẽ làm tan bớt một phần yến, chất dinh dưỡng. Nên để giữ được đầy đủ dinh dưỡng trong tổ yến, nên chưng cách thuỷ/nấu yến dưới lửa nhỏ và trong thời gian nhất định (15-20 phút đối với loại yến trắng) để đảm bảo sợi yến nở đều, vẫn còn dai và giữ lại nguồn dinh dưỡng tối đa. Acid amin có thể bị thuỷ phân trên 100 độ C nhưng protein thì dễ bị thuỷ phân ở nhiệt độ cao hay khi khuấy nhiều, do vậy, tổ yến nên được nấu lửa nhỏ, không nên khuấy lâu.

17. Khi ăn hay chế biến tổ yến thì có phải kỵ hay tránh ăn kèm với một loại thực phẩm, nguyên liệu nào không?

Tổ yến theo đông y có vị ngọt, tính bình nên có thể chế biến với các loại thực phẩm, nguyên liệu khác mà không bị kỵ. Tuy nhiên, lưu ý là yến giàu đạm, ít béo, nên cần lưu ý dùng các loại thực phẩm khác kèm như thế nào để cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với đối tượng sử dụng.

18. Tổ yến thô nếu mình đã chế biến thành món ăn rồi thì có thể bảo quản để qua hôm sau dùng tiếp được không? Tổ yến thì mình có thể bảo quản ở điều kiện nào thì tốt nhất?

Tổ yến thô sau khi chế biến thành món thì có thể để ở ngăn mát tủ lạnh qua hôm sau dùng tiếp. Trường hợp làm món ăn mát thì có thể để 3-4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Tổ yến thô chưa chế biến có thể bảo quản nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp và để trong 2 năm hoặc hơn. Riêng tổ yến đã làm sạch và ngâm nở thì có thể bảo quản 2 ngày-1 tuần trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông trong vòng 1 tháng và đem ra dùng dần.

Người không dùng được yến sào có thể sử dụng nước yến sào chăm sóc sức khỏe?

Những đối tượng có phản ứng với yến sào chủ yếu do cơ thể nhạy cảm hoặc đang gặp cac vấn đề về tiêu hóa, hấp thụ vì thế những đối tượng này vẫn có thể sử dụng yến sào nếu điều chỉnh hàm lượng yến trong mỗi lần chế biến hoặc thay vì sử dụng yến sào có thể dùng các thành phẩm qua chế biến của tổ yến.

Nước yến sào là một trong những thành phẩm được các chuyên gia đánh giá cao về thành phần, công dụng có thể sử dụng cho đối tượng nhạy cảm không thể sử dụng được yến sào nguyên tổ. Được chế biến từ nguyên liệu yến sào kết hợp với các nguyên liệu khác nên tỷ lệ hàm lượng yến tuy không lớn nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và cải thiện cơ thể.

Không những thế, nước yến sào còn có mức giá bán hợp lý, rẻ hơn nhiều lần so với yến sào nguyên tổ, phù hợp với nhiều điều kiện tiêu dùng, ngay cả những người có thu nhập trung bình cũng có thể mua để sử dụng hoặc làm quà biếu tặng hết sức ý nghĩa. Với mức giá chỉ giao động từ vài chục nghìn đồng một lọ, sử dụng trong liệu trình lâu dài là sức khỏe đã được ổn định và cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, khả năng hấp thụ cũng là vấn đề mà người không dùng được yến sào gặp phải. Không hấp thụ hết được yến dẫn đến lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nước yến sào được bào chế dưới dạng nước, hàm lượng yến trong sản phẩm vừa phải giúp người dùng cảm nhận được hương vị thơm ngon đồng thời cũng giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thụ hơn.

Đặc biệt nước yến sào có thể áp dụng cho mọi độ tuổi, mọi đối tượng, là thành phẩm nên người tiêu dùng có thể sử dụng ngay, không cần qua chế biến, phù hợp với người bận rộn hoặc người không đủ điều kiện vật chất, kỹ năng chế biến yến nguyên tổ.

Thời điểm cấm kỵ ăn tổ yến

Người bị cảm, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài… ăn yến càng làm cho bệnh nặng hơn.

Theo Đông y, yến sào tức tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Tuy nhiên những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt… thì không nên dùng yến. Lý do, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa kém, ăn yến khiến bệnh càng nặng hơn.

Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa cho biết, tổ yến chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư, khí hư, âm hư, thường là những người suy nhược cơ thể, người hơi ngắn, miệng khô, đờm nhiệt, ho lao. Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh, cũng có thể ăn yến. Ngoài ra, tổ yến còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, tươi nhuận và mịn màng.

Lương y Hải khuyên người dùng nên kết hợp yến với thuốc đông y bao gồm kỷ tử, sa sâm, đẳng sâm, táo. Tùy theo thể trạng của từng người mà dùng liều lượng khác nhau, bởi ăn quá nhiều yến cũng không tốt cho cơ thể. Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật dùng tổ yến bồi bổ rất tốt.

Địa chỉ một số cơ sở bán tổ yến chất lượng tại HCM và Hà Nội:

Hồ Chí Minh:

1. YẾN TỨ QUÝ
Địa chỉ: 03 đường 46-CL, phường Cát Lái, quận 2
website: www.yentuquy.com
Fanpage: www.facebook.com/yentuquy

2. YẾN SÀO CẦN GIỜ
Địa chỉ: 1214 Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1, Hồ Chí Minh
Website: www.yensaocangio.com
Fanpage: www.facebook.com/YẾN-SÀO-CẦN-GIỜ-570255919756728/

3. YẾN SÀO SÀI GÒN ANPHA
Địa chỉ: 1064 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Phú, Quận 7
website: www.yensaosaigonanpha.com
Fanpage: www.facebook.com/Yến-Sào-Sài-Gòn-Anpha-831624103560758/

4. YẾN SÀO THIÊN HOÀNG
Địa chỉ: 831 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1
Website: www.yensaothienhoang.vn
Fanpage: WWW.facebook/YẾN-SÀO-THIÊN-HOÀNG

Hà Nội

1. Công ty TNHH Onplaza Việt Pháp
Địa chỉ: Số 76 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: http://yenkhanhhoa.net.vn

2. Công ty TNHH yến sào Maika
Địa chỉ: Số B2, ngõ 238, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Website: www.maikayen.vn

3. Yến Sào Việt Nam
Địa chỉ: 128 Phố Yên Lãng (Thái Thịnh II), Đống Đa, Hà Nội
Website: www.yensaovietnam-vietnest.com