Người bệnh tiểu đường có ăn được yến sào không? Hôm nay Yến Nhi Khánh Hoà sẽ cùng mọi người phân tích vì sao yến sào rất được các bác sĩ khuyên dùng cho người tiểu đường nhé.

Khoa học nói gì về yến sào cho người bệnh tiểu đường

Trong thời gian gần đây, Yến Nhi Khánh Hoà đã thu thập được đầy đủ các thông tin được công bố trên các trang khoa học uy tín của thế giới công nhận tác dụng của Yến Sào đến việc tăng khả năng chống lại hiện tượng “đề kháng insulin” của người bị tiểu đường. Sau đây Yến Nhi Khánh Hoà xin trình bày các luận điểm khoa học này để cả nhà yên tâm nhé.

Trước tiên, chúng ta cần nắm rõ một số khái niệm:

Insulin là gì và vai trò của nó
“Insulin là hormone được tiết ra từ tế bào beta đảo tụy, có nhiệm vụ vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào.
Các tế bào trong cơ thể cần glucose để tạo ra năng lượng, tuy nhiên glucose không thể trực tiếp đi vào bên trong tế bào. Insulin sẽ gắn kết với thụ thể trên màng tế bào tạo ra các kênh vận chuyển, glucose đi vào bên trong tế bào qua các kênh này. Insulin được ví như “chiếc chìa khóa”, mở ra các cánh cửa trên tế bào, giúp cho glucose đi vào bên trong tế bào.”

Hiện tượng đề kháng Insulin là gì?
“đề kháng insulin liên quan đến trạng thái trong đó nồng độ bình thường của insulin không đủ để chuyển hóa lượng đường tương ứng. Sau đó, cơ thể bắt đầu kháng với mức độ insulin bình thường hoặc thậm chí cao, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không chữa trị”.

Yến sào và hiện tượng đề kháng Insulin
Trong bài nghiên cứu tiêu đề:”Edible Bird’s Nest Prevents High Fat Diet-Induced Insulin Resistance in Rats”, Được công bố năm 2015 đã đưa ra kết luận và trực tiếp đề xuất: Yến Sào có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp chống lại hiện tượng “đề kháng Insulin”.

Nguyên văn:” The results suggest that EBN (Edible bird nest) may be used as functional food to prevent insulin resistance”. Bài nghiên cứu này được công bố trên chuyên trang khoa học về y dược có thể nói là nổi tiếng và uy tín nhất của Mỹ, NCBI.

Để nắm được thông tin nghiên cứu chuyên sâu hơn, các bạn có thể tham khảo bài báo công bố kết quả nghiên cứu:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26273674

Yến sào cho người bệnh tiểu đường

Nếu xét về thành phần của tổ yến thì không hề có thành phần đường ở trong đó vì tổ yến được làm từ 100% nước dãi của con chim yến. Nên người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng mà không phải lo ngại đến vấn đề lượng đường huyết trong máu tăng.

Chỉ có một lưu ý là bạn nên thay đổi cách chế biến tổ yến sao cho phù hợp người bị bệnh tiểu đường. Bạn có thể trưng cất mà không cho đường phèn vào cùng tổ yến, thay vào đó và 3 quả táo tàu khô vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoặc bạn cũng có thể chế biến tổ yến thành những món mặn để dùng yến sào cho người bị bệnh tiểu đường như: Gà ác hầm tổ yến, cháo tổ yến… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, không chứa đường, ít tinh bột nên rất tốt cho người bị mắc chứng bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến tổ yến sào trưng nhưng sử dụng đường dành riêng cho người bị tiểu đường nhé. Loại đường này bạn có thể tìm mua dễ dàng trong siêu thị hay hiệu thuốc gần nhà.

Nếu bạn là người không có thời gian thì bạn có thể chọn mua yến hủ tươi dành cho người tiểu đường của Yến Tứ Quý hương vị vừa ngon mà không sợ có thành phần đường trong sản phẩm.

Người tiểu đường sử dụng tổ yến thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, da dẻ hồng hào mà còn có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường huyết trong máu rất tốt.

Cách chưng yến cho người tiểu đường

Tổ yến là loại thực phẩm rất dễ chế biến và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau. Không chỉ bằng cách chưng cách thủy, còn các cách khác như: chưng với hạt táo tàu để có vị ngọt tự nhiên, nấu súp hoặc cháo tổ Yến hay các món hầm. Tổ Yến còn kết hợp được với các thực phẩm khác để cho ra các món ăn rất ngon, bổ dưỡng mà phù hợp với người bệnh tiểu đường như: các loại rau củ, chất xơ, trứng, thịt…

Lưu ý: Khi chưng yến cho người bệnh tiểu đường, chúng ta không được cho đường. Và Yến sào rất dễ chín, và nếu hầm quá lâu thì chất dinh dưỡng sẽ giảm đi đáng kể. Vì thế, khi nấu bạn nên cho tổ Yến vào sau cùng, chỉ hầm hoặc đun tầm 10-15 phút để Yến chín tới mà không ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng.

Người bị bệnh tiểu đường có sử dụng được nước yến không?

Nước yến rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng cho người lớn, trẻ nhỏ, người bệnh và cả người khỏe mạnh. Vậy người đang mắc bệnh tiểu đường có dùng được nước yến không?
Hàm lượng dinh dưỡng
Trong nước yến chứa protein, các khoáng chất cần thiết cơ thể và các axit amin.

+ Aspatic acid, Proline, Valine: Tốt cho sự phục hồi, tăng trưởng các mô cơ và tế bào trong cơ thể.

+ Threonime, Alanine: Hỗ trợ cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy hấp thụ chất dinh dưỡng.

+ Serine: Cần thiết cho quá trình trao đổi chất cũng như sự phát triển, sản xuất các kháng thể.

+ Phenylalanine: Bồi bổ cho não, tăng cường trí nhớ.

+ Lysine: Tăng cường khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống.

+ Leucine, Soleucine: axit amin quan trọng và cần thiết cho việc phục hồi sức khỏe, còn giúp điều tiết lượng đường trong máu.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm nước yến trong đó phân ra làm hai nhóm chính: nước yến có bổ sung đường và nước yến không đường.

Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước yến.

Nước yến không đường, không chất béo được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cũng như cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Top 15 thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất

Khi bị bệnh tiểu đường, dùng những loại thực phẩm tốt để giữ mức đường huyết luôn ổn định có thể giúp ngăn chặn những biến chứng khác như bệnh tim. Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn 15 loại thực phẩm dành cho người mắc bệnh tiểu đường, kể cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

1. Cá béo
Cá béo là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất.

Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích đều là những nguồn cung cấp axit béo omega3 DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch. Với những người bị bệnh tiểu đường, đang có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, thì ăn những loại cá này để cung cấp đủ lượng dưỡng chất là rất quan trọng. DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.

Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người thường xuyên ăn cá béo sẽ có rất ít nguy cơ bị suy tim và tử vong vì bệnh tim. Trong các nghiên cứu này, những người lớn tuổi, bao gồm cả nam và nữ, ăn cá béo 5–7 ngày mỗi tuần trong vòng 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.

Cá cũng là một nguồn cung cấp đạm chất lượng, giúp bạn cảm thấy no và tăng tỷ lệ trao đổi chất.

2. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh vô cùng bổ dưỡng mà lại ít calo và tinh bột đường, giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết.

Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kể cả vitamin C. Trong một nghiên cứu cho thấy: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn.

Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
3. Quế
Quế là một loại gia vị hấp dẫn và có khả năng chống oxy hóa mạnh.

Một số nghiên cứu đã cho thấy: quế có thể làm giảm nồng độ đường trong máu, lượng cholesterol, triglyceride trong cơ thể và cải thiện độ nhạy của loại hormone được cơ thể tiết ra một cách tự nhiên để giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường.

Việc kiểm soát bệnh tiểu đường lâu dài thường sẽ dựa trên mức độ hemoglobin A1c (mức đường huyết trung bình trong 2–3 tháng). Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã dùng quế trong 90 ngày có mức độ hemoglobin A1c giảm gấp đôi so với những bệnh nhân khác chỉ được nhận sự chăm sóc thông thường.

Tuy nhiên, quế cassia (quế Trung Quốc) – phổ biến ở các siêu thị, chợ – có chứa chất coumarin mà nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Mặt khác, quế ceylon (quế thật) lại có chứa ít lượng coumarin hơn. Vì vậy, bạn lưu ý chỉ nên dùng một lượng nhỏ không quá 2,5g quế cassia mỗi ngày.

4. Trứng
Trứng đã được chứng minh là có nhiều ích lợi cho sức khỏe.

Trong thực tế, chúng là một trong những món ăn có thể làm bạn no lâu hơn. Thường xuyên ăn trứng có thể giúp bạn hạ nguy cơ bị mắc bệnh tim, giảm viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy in-su-lin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.

Một nghiên cứu cho biết: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống với lượng đạm cao, bao gồm cả 2 quả trứng mỗi ngày đã có nhiều cải thiện về hàm lượng cholesterol cũng như mức đường huyết.

Ngoài ra, trứng cũng rất giàu lutein và zeaxanthin – những chất chống oxy hóa giúp cho mắt luôn được khỏe mạnh. Bạn nên ăn nguyên quả trứng, vì thực chất ưu điểm của chúng nằm ở lượng dinh dưỡng trong lòng đỏ nhiều hơn là lòng trắng.

5. Hạt chia
Hạt chia là một thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh tiểu đường.

Chúng chứa rất nhiều chất xơ và cực kỳ ít tinh bột đường tiêu hóa giúp hạn chế tăng đường huyết. Trong 28g hạt chia có chứa 12g lượng tinh bột, đường và chất xơ mà chất xơ đã chiếm đến 11g trong số đó. Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia thực sự có thể hạ thấp nồng độ đường trong máu vì chúng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.

Đồng thời, loại hạt này giúp giảm các cơn đói cũng như làm bạn cảm thấy no hơn, có thể hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp. Nếu bạn bổ sung thêm hạt chia vào khẩu phần thì chất xơ của hạt sẽ làm giảm lượng calo mà bạn tiêu thụ trong toàn bộ bữa ăn đó.

Ngoài ra, hạt chia cũng đã được chứng minh là có thể hạ huyết áp cũng như giảm thiểu các dấu hiệu viêm nhiễm.

6. Nghệ
Nghệ là một loại gia vị cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Curcumin, một thành phần có trong nghệ, có thể làm giảm viêm nhiễm, mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường. Đây là một ưu điểm quan trọng vì bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận.

Tuy nhiên, curcumin không tự hấp thụ được mà nên có thêm chất piperine (có nhiều trong tiêu đen) để tăng cường sự hấp thụ lên khoảng 2.000%.

8. Các loại quả hạch
Quả hạch có hương vị tuyệt vời, lại rất bổ dưỡng. Tất cả các loại quả hạch đều chứa chất xơ và rất ít tinh bột đường tiêu hóa (một số loại sẽ chứa nhiều hơn).

Lượng tinh bột đường tiêu hóa có trong 28g mỗi loại quả hạch:

Hạnh nhân: 2,6g
Hạt bào ngư (quả hạch Brazil): 1,4g
Hạt điều: 7,7g
Hạt dẻ (hạt phỉ): 2g
Hạt mắc ca: 1,5g
Hồ đào: 1,2g
Hồ trăn (hạt dẻ cười): 5g
Quả óc chó: 2g
Thường xuyên ăn các loại quả hạch này có thể giảm sự viêm nhiễm, hạ thấp mức đường huyết, HbA1c và LDL.

Trong một nghiên cứu, những người bị tiểu đường ăn thêm 30g quả óc chó trong khẩu phần hàng ngày đã cải thiện thể chất, giảm được cân và mức in-su-lin trong cơ thể. Đây là một phát hiện quan trọng vì những người bị tiểu đường tuýp 2 thường sẽ có nồng độ in-su-lin tăng cao, dễ dẫn tới béo phì. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, mức in-su-lin cao kinh niên còn làm tăng các nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư và đãng trí.

9. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những loại rau bổ dưỡng nhất thường gặp. Khoảng 92g bông cải xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3g tinh bột đường tiêu hóa, kèm theo rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và Mg.

Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể làm hạ nồng độ in-su-lin và bảo vệ tế bào khỏi sự sản sinh các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất.

Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt.

10. Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu nguyên chất có rất nhiều tác động tốt lên sức khỏe tim mạch. Nó có chứa axit oleic – một loại chất béo đơn không bão hòa đã được chứng minh là cải thiện mức triglyceride và cholesterol tốt HDL, rất tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Dầu ô liu cũng có thể làm đầy lượng hormone GLP-1. Theo kết quả phân tích 32 nghiên cứu về nhiều loại chất béo, chỉ có dầu ô liu được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Dầu ô liu còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol – giúp giảm viêm tấy, bảo vệ tế bào mạch máu, giữ cho cholesterol LDL tránh bị oxy hóa và hạ huyết áp.

Dầu ô liu nguyên chất chưa qua tinh chế sẽ giữ lại được các chất chống oxy hóa cũng như những thành phần khác nên tốt cho sức khỏe hơn nhiều. Bạn hãy mua dầu nguyên chất từ những nguồn đáng tin cậy, vì hiện nay có nhiều loại dầu ô liu đã bị pha thêm dầu bắp, dầu nành.

11. Hạt lanh
Hạt lanh là một thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Một phần chất xơ không hòa tan của hạt lanh được tạo ra từ lignan (tương tự estrogen và có chất chống oxy hóa), sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết tốt hơn.

Qua một nghiên cứu, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn hạt lanh trong vòng 12 tuần đã có những cải thiện đáng kể về hemoglobin A1c. Một nghiên cứu khác cũng cho biết: hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và người bệnh sẽ không còn cần dùng quá nhiều thuốc chống đông máu.

Hạt lanh còn chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan, cải thiện sức khỏe đường ruột, độ nhạy in-su-lin và no lâu hơn.

Cơ thể chúng ta không thể hấp thụ hạt lanh còn nguyên hạt. Vì vậy, bạn có thể mua dạng bột hoặc tự nghiền chúng. Lưu ý là bạn nên bảo quản hạt lanh trong lọ kín và để vào tủ lạnh để hạt tránh bị ôi mùi.
12. Giấm táo
Giấm táo có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Mặc dù được làm từ táo nhưng lượng đường trong táo đã được lên men thành axit axetic và trong mỗi 15ml giấm thành phẩm chỉ còn chứa chưa đến 1g tinh bột đường.

Giấm táo có khả năng cải thiện độ nhạy in-su-lin và làm đường huyết tăng chậm hơn. Đồng thời, giấm táo cũng giúp làm giảm đi 20% tác động của lượng tinh bột đường trong bữa ăn lên mức đường huyết. Kết quả từ một nghiên cứu cho biết: những người không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sau một thời gian thường xuyên dùng giấm táo trước khi ngủ đã giảm được 6% tốc độ tăng đường huyết.

Loại giấm này còn có thể làm chậm quá trình thức ăn rời khỏi dạ dày khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Tuy nhiên, dùng giấm táo sẽ có hại cho những người đang bị liệt dạ dày – tình trạng dạ dày không hoạt động bình thường dẫn tới tiêu hóa thức ăn chậm – triệu chứng phổ biến ở những người bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1.

Để kết hợp giấm táo và chế độ ăn uống, bạn hãy bắt đầu dùng với một ly nước có pha 5ml giấm táo mỗi ngày.

13. Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất mà bạn nên ăn.

Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, giúp cho dâu tây có màu đỏ. Anthocyanin có khả năng giảm lượng cholesterol và in-su-lin sau mỗi bữa ăn. Đồng thời chất này cũng cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một phần ăn khoảng 150g dâu tây sẽ chứa 49 calo và 4g chất xơ trong 11g tinh bột đường. Phần ăn này cung cấp đủ 100% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày và cả những chất chống viêm có lợi cho tim mạch.

14. Tỏi
Tỏi có nhiều ưu điểm ấn tượng đối với sức khỏe.

Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giảm viêm nhiễm, đường huyết cũng như cholesterol xấu LDL ở người bị tiểu đường tuýp 2. Chúng cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Qua một nghiên cứu, những người không kiểm soát được chứng cao huyết áp được cho dùng tỏi đen trong vòng 12 tuần và huyết áp đã giảm đi trung bình 10 đơn vị.

Một tép tỏi sống chỉ chứa khoảng 4 calo và 1g tinh bột đường.

15. Các loại bí
Bí cũng nằm trong những loại rau củ phổ biến tốt cho sức khỏe.

Những loại bí mùa đông thường có lớp vỏ cứng như bí đỏ và bí ngô. Còn các loại bí mùa hè sẽ có lớp vỏ mềm và ăn được, phổ biến là bí ngòi xanh, vàng.

Như các loại rau củ khác, bí cũng chứa các chất chống oxy hóa có lợi. Rất nhiều loại bí mùa đông có hàm lượng cao lutein và zeaxanthin – ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu khác dùng chiết xuất bí đã cho thấy hiệu quả về giảm béo phì và nồng độ in-su-lin. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi dùng chiết xuất từ bí mùa đông đã giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, bí mùa đông sẽ có lượng tinh bột đường cao hơn so với bí mùa hè. Ví dụ, khoảng 150g bí ngô chứa 6g tinh bột đường tiêu hóa, còn 150g bí ngòi chỉ chứa 3g.

Bạn hãy cố gắng để thiết kế một chế độ dinh dưỡng phù hợp tới tình trạng bệnh tiểu đường của mình, bổ sung thêm những loại thực phẩm này vào để có thể kiểm soát tốt lượng in-su-lin, đường huyết và triglyceride. Như vậy có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, cơ thể luôn được khỏe mạnh và tránh xa các biến chứng khác.